Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÀNH CHÍNH CÔNG



Câu 1: Làm rõ những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ rằng "quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt" 
* Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã định trước 
* Quản lý báo gồm 3 dạng 
- quản lý giới vô sinh 
- quản lý giới sinh vật 
- quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội) 
* Quản lý xã hội báo cáo gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưng cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả hữu hình lẫn vô hinh 
* Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội  
* Quản lý Nhà nước cũng như quản lý xã hội báo giờ cũng bao hàm chủ thể và đối tượng. Chủ thể quản lý đềulà các thực tế có tổ chức có lý trí và đối tượng quản lý là con người với đủ bản chất xã hội của mình.  
* Quản lý Nhà nước bao giờ cũng có quyền lực.Quyền hành là đặc quyền của chủ thể do tổ chức trao cho, là phương tiện để chủ thể quản lý Nhà nước hay xã hội tác động lên đối tượng quản lý.  
* Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức giống như các hoạt động quản lý xã hội khác. Tính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý.  
* Quản lý xã hội, quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải có thông tin. Thôn tin trong quá trình Nhà nước nói riêng trong quản lý xã hội nói chung là cơ sở căn bản của quản lý các tác nghiệp quản lý.  
* Quản lý Nhà nước phải có mục tiêu nhất định không nằm ngoài các yếu tố cấu thành quá trình quản lý xã hội.  
* Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm chung với của quản lý xã hội nhưng quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác.  
* Quản lý Nhà nước, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Còn quản lý xã hội chủ thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức khác v.v...  
- Đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ nhân dân, mọi cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và phạm vi của nó mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực. Còn đối tượng quản lý của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các nhóm trong phạm vi một tổ chức.  
- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Quản lý xã hội mang tính quyền lực xã hội sử dụng các quy phạm quychế nội bộ để điều chỉnh các quan hệ.
Câu 2: Phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản.  
Các khái niệm Hành chính công từ các góc độ cơ bản sau đâu:  
- Cách tiếp cận từ giác độ quản lý: Theo cách tiếp cận này Hành chính công được hiểu theo nghĩa là jd quản lý Nhà nước, nghĩa là nhấn mạnh Hành chính công từ giác độ quản lý và tổ chức các cơ quan công quyền.  
+ ở đây Hành chính công có nhiệm vụ cơ bản là phải chỉ huy, lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát mọi hoạt động của các chủ thể cá nhân trong quốc gia để đạt được mục tiêu quốc gia, ở đây đồng nhất Hành chính công với quản lý Nhà nước.
+ Theo cách tiếp cận quản lý Nhà nước cũng có thể hiểu hành chính công là hoạt động thực thi quản lý Nhà nước, nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người.  
+ Từ cách tiếp cận này thì Hành chính công cần lưu ý một số các điểm Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp, hành chính công là sự tác động có tổ chức và tuân thủ theo quy tắc của pháp luật và pháp chế.  
- Cách tiếp cận từ giác độ chính trị: thì Hành chính công là hoạt động liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách công như tư vấn chính sách, xây dựng dự thảo hay thừa nhận Hành chính công là người thực thi đầy đủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, Hành chính công biến các mục tiêu chính trị thành các mục tiêu cụ thể và hiện thực.  
- Cách tiếp cận từ giác độ pháp lý: Thì Hành chính công là luật tỏng hành động đưa pháp luật vào đời sống, ban hành ra các văn bản dưới luật để thể hiện luật, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm cụ thể.  
- Cách tiếp cận Hành chính công từ thuật ngữ khu vực công: Thì Hành chính công là sự quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các chủ thể khác của xã hội, và Nhà nước tham gia nhiều vào các hoạt động mà khu vực tư không làm.  
- Cách tiếp cận coi Hành chính công là khoa học và nghệ thuật:  
+ Hành chính công là khoa học nó dựa trên các tiêu chí khoa học có người nghiên cứu nó, có các công trình nghiên cứu, có cơ sở để nghiên cứu nó.  
ở đây đối tượng nghiên cứu của khoa học hành chính là rất rộng lớn, nó bao gồm các quy luật tổ chức và vận hành bộ máy hành pháp, nó nghiên cứu các phương pháp quản lý trong hành chính Nhà nước, nghiên cứu phong cách lãnh đạo, tâm lý công chức, đạo đức công chức, hay nghiên cứu về tổ chức điều hành công sở, kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản và đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu của việc quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường...  
+ Hành chính công là nghệ thuật: Đây là nghệ thuật làm việc với con người giao tiếp, tìm hiểu tâm lý con người và nghệ thuật này được ứng dụng vào bất cứ lĩnh vực nào để công việc được thực hiện một cách hoàn hảo, khéo léo.  
+ Hành chính công là khoa học kết hợp với nghệ thuật: Nghĩa là Hành chính công tác động đến hoạt động của con người mang tính 2 mặt, một mặt là nghệ thuật, nghệ thuật của việc sử dụng kỹ năng, các mối quan hệ; mặt khác đòi hỏi phải vận dụng nhiều quy luật. Một mặt nó là khoa học vì nếu thiếu cơ sở khoa học thì Hành chính công không thể tồn tại.  
Từ cách tiếp cận trên chúng ta cóthể đi đến một kết luận: Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước,là sự tác động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người được các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật,thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển.®  
Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa hành chính công và hành chính tư (có ví dụ minh hoạ).  
Khái niệm hành chính công xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhận đóng vai trò quan trọng. Hành chính công là một khái niệm để phân biệt với "hành chính tư". sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm "công" và 'tư", nhưng càng ngày 2 khái niệm Hành chính công mới đáp ứng được, hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nó đã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt Hành chính công và Hành chính tư ngày càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn có nhữg điểm khác nhau mang tính nguyên tắc đó là:
- Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một cơ quan Hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vị động cơ lợi nhuận.  
Ví dụ: Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lý chung cho xã hội, điều hoà lợi ích của các cộng động, có nghĩa là Chính phủ hoạt động vì lợiích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng một công ty do tư nhân lập ra, nó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch cụ cho cộng độg người không vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhận do hoạt động này đem lại cho họ.  
- Tính chính trị: Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng . Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.  
Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảng chính trị đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắc chính trị. Ngược lại hình chính tư của một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận, họ không bị đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bênlề của các mục tiêu chính trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề ra và của pháp luật.  
- Tính quyền lực: Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao.  
Ví dụ: quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu một doanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp.  
- Cơ sở pháp lý: Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp,hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dãng thực hiện.  
Ví dụ: trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tại một ngày nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm), trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác, không thể thay đổi, nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của công nty, các thủ tục đơn giản, nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn.  
- Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của Hành chính công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng Hành chính tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
Ví dụ: Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ, cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố. Còn hành chính tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định. (Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chỉnh của Hoa Kỳ). 
- Hoạt động của Hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của Hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó là sự đồng hành của Hành chính công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của Hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn Hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.  
- Tài chính hoạt động: hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.  
Ví dụ: Chi phí tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ.  
- Chủ thể và khách thể của Hành chính công và Hành chính tư khác nhau. Chủ thể của Hành chính công là các cơ quan cảunn, các cá nhân được uỷ quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Còn hành chính tư chủ thể của có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép. 
Ví dụ: Chủ thể quản lý của Hành chính công là cơquan Nhà nước, Chính phủ hoạt động trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, còn công ty chỉ quản lý mặt sản xuất kinh doanh mà mình đăng ký, chủ thể là giám đốc công ty hay hội đồng quản trị.  
- yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp. Ví dụ: Trong nền hành chính công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý.
Câu 4: Những đặc trưng cơ bản của Hành chính công. Liên hệ thực tiễn hoạt động Hành chính công ở Việt Nam để làm rõ những đặc trưng trên.  
Những đặc trưng cơ bản của nền hành chính Nhà nước:  
- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: Nền hành chính trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định. Hành chính nhà nước là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị.  
Nền hành chính Việt Nam luôn thực hiện các nhiện vu do Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề ra, ở đây nền hành chính mang đầy đủ bản chất của nước Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. hành chính nhà nước ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. Trong hoạt động thực thi quản lý Nhà nước, hành chính nhà nước là yếu tố quan trọng quá trình hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước cả hệ thống chính trị.  
- tính pháp quyền: Là phải đảm bảo nền hành chính hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Nhà nước. Mọi hoạt động đều phải tuên thủ pháp luật và hành chính là thực thi quyền lực nên phải đi đầu trong việc tuân thủ pháp luật.
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền nên nền hành chính mang đậm tính pháp quyền, nghĩa là tính cưỡng bức của Nhà nước, nó hoạt động theo quy tắc đòi hỏi mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công chức, đều phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ đồng thời phải nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ. Kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và yếu tố uy tín.  
- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng: Hành chính là phục vụ nhân dân mà công việc này phải làm hàng ngày, thường xuyên cho nên nền hành chính Nhà nước phải đảm bảo tính liên lục, ổn định để không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Tuy vậy ngoài liên tục và ổn định ra thì chưa đủ, nó còn phải bao gồm tính thích ứng vì xã hội luôn luôn phát triển, biến động. Vì vậy nền hành chính cũng phải có những thay đổi để không bị lạc hậu và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 
- Nền hành chính ở Việt Nam khá ổn định và hiện nay đang liên lục đổi mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, nó liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện.  
- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao: Các hoạt động trong nền hành chính Nhà nước có nội dung phức tạp, đa dạng nên nó đòi hỏi rất cao đến các kiến thức xã hội và chuyên môn của các nhà hành chính. Vì vậy tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý phải trở thành một tiêu chuẩn cơ bản của côngchức.  
ở Việt Nam hiện nay nền hành chính đã đang xây dựng những tiêu chuẩn rất cơ bản và khá khắt khe đối với viên chức hành chính, họ chỉ là những viên chức hành chính nếu họ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, vì vậy được lựa chọn kỹ càng thì nền hành chính của nước ta trong tương lai sẽ có các viên chức có năng lực.  
- Tính hệ thống thức bậc chặt chẽ: Nền hành chính Nhà nước bao gồm một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên,nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Các cơ quan hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao. Tuy vậy, hệ thống này cũng có tính linh hoạt tương đối để không trở thành một hệ thống xơ cứng và quan liêu. 
Nền hành chính Việt Nam hình thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đến địa phương bao gồm các Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan trực thuộc. Các cơ quan ở địa phương phải chịu sự quản lý và kiểm tra của các cơ quan Trung ương, bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn phải chịu sự quản lý song trùng.  
- Tính không vụ lợi: Hành chính Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Mọi hoạt động trong hệ thống hành chính Nhà nước đều mang tính chất phục vụ chứ không theo đuổi mụcđích lợi nhuận. Vì vậy hành chính hoạt động phải vô tư, tận tâm, trong sạch.  
Tại Việt Nam, nền hành chính phục vụ hết mình cho công dân, nó không hề vụ lợi và ngày nay đang đấu tranh để làm cho nền hành chính Việt Nam ngày càng trong sạch và vì lợi ích cộng đồng hơn nữa.  
- Tính nhân đạo: Xuất phát từ bản chất nhân đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tất cả các hoạt động của nền hành chính đều vì con người và phục vụ cộng đồng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không gây phiên hà cho nhân dân. Hoạt động quản lý mang tính thuyết phục là chính, sự cưỡng bức chỉ là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo để mọi vi phạm phải được xử lý chứ không phải chỉ nhằm để trừng phạt.
Nhà nước Việt Nam có bản chất là Nhà nước của nhân dân và do nhân dân, vì dân vì vậy tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống lật, thể chế quy tắc, thủ tục hành chính. Các công chức không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiên hà cho dân khi thi hành công vụ. Mặt khác, hiện nay chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường nên nền hành chính càng đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mạt trái của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của hành chính công được thể hiện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam như thế nào?  
Nguyên tắc hoạt động là những tư tưởng chỉ đạo nền tảng cơ bản của một tổ chức, trong hoạt động quản lý các nhà quản lý đều phải tìm kiếm các nguyên tắc cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức.  
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, trong hoạt động quản lý Nhà nước trên cơ sở nguyên tắc chỉ đạo đã được khẳng định qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam là: "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý" và có sự nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của hành chính học và kinh nghiệm hoạt động của nhiều nền hành chính trên thế giới, có thể đúc kết và rút ra các nguyên tắc sau đây của nền hành chính Việt Nam. 
- Nguyên tắc quan trọng nhất hiện nay của chúng ta là Đảng lãnh đạo toàn diện không chỉ hoạt động quản lý Nhà nước mà cả hoạt động của hành chính Nhà nước  
- Nhân dân tham gia quản lý và giám sát sự hoạt động của hành chính Nhà nước theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".  
Bộ máy hành chính Nhà nước phải được tổ chức một cách gọn nhẹ gần dân nhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất, mọi hoạt động thuộc hành chính Nhà nước đều phục vụ nhân dân.  
- Tập trung dân chủ trong hoạt động hành chính Nhà nước: Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn nhất, nên nền hành chính Nhà nước ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất và tập trung cao quyền lực vào Nhà nước trung ương, bên cạnh đó việc mở rọng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương.  
Tập trung dân chủ trong hoạt động hành chính Nhà nước còn thể hiện thông qua cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở cũng như mối quan hệ trongviệc thực hiện các quyết định hành chính.Tính tập trung dân chủ không đối lập với tính thứ bậc (cấp trên, cấp dưới) trong hoạt động hành chính Nhà nước.  
- Hoạt động hành chính Nhà nước phải tuân thủ pháp luật Nhà nước đã quy định, quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật. Nền hành chính có hiệu lực và hiệu quả phải đề cao và thể hiện đầy đủ nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, luôn tuân thủ pháp luật, Nhà nước Việt Nam có sự phân định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 3 loại cơ quan quản lý Nhà nước, có sự phân công, phối hợp, cân bằng, thống nhất giữa 3 loại cơ quan này. 
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lĩnh vực và theo lãnh thổ: yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực là nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất các mặt chiến lược, quy hoạch, phân bổ điều tra. Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện. Hai lĩnh vực quản lý này phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của nền hành chính.
- Nguyên tắc công khai: Đây là một nguyên tắc được nhiều nước vận dụng, vì công khai trong hoạt động hành chính Nhà nước không chỉ là cách thức để mở rộng sự giám sát, tham gia của nhân dân mà còn là cách thức để hành chính Nhà nước tự hoàn thiện mình.  
- Phân biệt và kết hợp quản lý nhà nước với quản trị kinh doanh: Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Nhưng bên cạnh đó bộ máy hành chính vận dụng sáng tạo và kết hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt động hành chính Nhà nước về dịch vụ công cộng. Và cũng là để nâng cao tính tự quản, khuyến khích các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, phát huy sáng tạo của công dân thì nên tách các đơn vị này ra khỏi nền hành chính.  
- Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng: ở nước ta hiện nay đang tồn tại 2 loại hình cơ quan: Một là cơ quan thẩm quyền chung hoạt động theo chế độ tập thể, các cơ quan này phải đảm bảo việc tập thể thực sự, tránh việc dân chủ và tập thể hình thức. Hai là cơ quan thẩm quyền riêng hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyết định, đối với loại cơ quan này thì thủ trưởng cơ quan phải biết phát huy sức mạnh tập thể và phong cách làm việc dân chủ.
Câu 6: Hành chính công có mối tương quan với các ngành khoa học như thế nào? (Làm rõ tính khoa học liên ngành của hành chính công).  
Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính. Có thể địnhnghĩa hành chính học là khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệuquả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính Nhà nước.  
Hành chính học là một khoa học ra đời muộn hơn nhiều ngành khoa học khác và do tính chất đặc biệt của đối tượng nghiên cứu - hoạt động qủn lý hành chính nhà nước nên hành chính học có sự liên kết chặt chẽ với các ngành khoa học. Hành chính học là một khoa học liên ngành và mang tính ứng dụng cao.  
1.Hành chính học và chính trị học 
chính trị học là khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội, về những đường lối, chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại. chính trị học là khoa học nghiên cứu về đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội có những quyền lợi khác nhau, là khoa học nghiên cứu về quyền lực chính trị trong xã hội ở giai cấp; hành chính học là khoa học về những quy luật tổ chức và vận hành bộ máy Nhà nước, về hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước. Hành chính học vận dụng những lý luận cơ bản của chính trị học trong những nghiên cứu vè tổ chức hành chính và quản lý hành chính. Nếu chính trị học là khoa học mang nặng đặc điểm lý luận thì hành chính học là một khoa học liên ngành mang nặng đặc điểm ứng dụng.  
2.Hành chính học với luật học  
Luật học là một môn khoa học xã hội lấy qui tắc pháp lý trong các hiện tượng xã hội làm chất lượng nghiên cứu. Quy luật quan trọng của hành chính học là hành chính dựa vào luật pháp. quản lý hành chính vừa phải chịu sự chỉ đạo và chế ước của luật pháp, vừa vận dụng luật pháp để định ra những pháp quy của nền hành chính trong việc quản lý Nhà nước đối với toàn bộ xã hội. Mặt khắc hành chính học lại làm sinh động và phong phú thêm những nội dung của luật học. Vì vậy, giữa luật học và hành chính học tồn tại một mối quan hệ thẩm thấu lẫn nhau và giao thoa với nhau.
3.Hành chính học với kinh tế học  
hành chính học nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc quản lý mọi mặt trong xã hội của Nhà nước trong đó có kinh tế. Kinh tế học là một khoa học nghiên cứu cách thức của con người trong việc sử dụng các nhân tố sản xuất có hiệu quả để thoả mãn tối đa nhu cầu vô hạn của con người.  
Hành chính học và kinh tế học có mối quan tâm chung về các vấn đề: tài chính công; thuế khoá. Hiện nay các nước phát triển kinh tế hỗn hợp với sự điều tiết của Nhà nước và bản thân cơ chế thị trường thì kinh tế ngày càng được áp dụng rộng rãi và đóng gopa quan trọng vào sự phát triển của hành chính học.  
4.Hành chính học và xã hội học.  
Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu xã hội như một hệ thống toàn vẹn, về những thể chế xã hội khác nhau, về các tiến trình và các nhóm xã hội với các mối quan hệ phức tạp của chung với mục đích tìm ra quy luật vận hành một xã hội tốt đẹp. Hành chính học vận dụng những lý luận, phương pháp và nguyên tắc trong xã hội học vào quản lý hành chính, bổ sung thêm vào nội dung của hành chính học. Những lý luận, nguyên tắc của hành chính học cũng phải nhờ vào thực tiến thực thi và nghiệm chứng trong hành chính.  
5.Hành chính học với tâm lý học  
tâm lý học là khoa học về thế giới nội tâm của con người và động cơ dẫn đến các hành vi của họ. Hành chính học trong khi nghiên cứu để tìm ra những quy luật quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả cần dựa vào lý luận và phương pháp của tâm lý học, vì con người với những đặc điểm hành vi của họ cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu trong hành chính học.  
6.Hành chính học với quản lý học  
Hành chính học là khoa học nghiên cứu những quy luật quản lý của nền hành chính. Khoa học quản lý nghiên cứu những quy luật quản lý nói chung. Quản lý học lấy mọi loại quản lý làm đối tượng nghiên cứu do đó phạm vi của nó hẹp hơn. Những nguyên lý nguyên tắc trong khoa học quản lý mang tính chất chủ đạo trong nghiên cứu của hành chính học, ngược lại những nguyên lý của hành chính học thuộc phạm trù của khoa học quản lý,song cụ thể hơn, về chuyên sâu hơn.
Câu 7: So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công. 
Một trong những đặc trưng của hành chính học là tính chủ động, sáng toạ, kinh hoạt, thích ứng với các xu hướng của thời đại. Vì vậy khi nghiên cứu chức năng hành chính cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi của nền hành chính học. Một trong những học giải tiêu biểu đã tập hợp và hệ thống hoá hoạt động của tổ chức hành chính dưới dạngbộ máy thư lại là học thuyết của nhà xã hội học Đức Marc Weben (1864- 1920). Mô hình này đượcgọi là mô hình hành chính công truyền thống.  
Mô hình hành chính công truyền thống được tổ chức trên các nguyên tắc:  
- Hợp pháp hoá các lĩnh vực hoạt động thành các nhiệm vụ chính thức.  
- Sắp xếp bộ máy hành chính theo hệ thống thứ bậc hình tháp cấp dưới phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên.  
- Tính khách quan: Các viên chức Nhà nước hành động theo một trật tự khách quan trong mối liên hệ với cá nhân bên trong và các cá nhân bên ngoài.  
- Xây dựng các quy chế văn bản và áp dụng theo thể thực nhất định dựa trên cơ sở pháp luật, phù hợp với pháp luật bảo vệ pháp luật.  
- Tính trung lập: Các viên chức được lựa chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn không phụ thuộc vào địa vị xã hội sự trung thành hay sự ủng hộ.
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX mô hình hành chính công truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm hẫng hụt đối với những nước công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự biến đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu xã hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp. Nói cách khác là thực tiễn đời sống xã hội, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi có một mô hình hành chính học mới hiện đại xuất hiện. Người ta đã nghiên cứu tìm nhiều cách thức khác nhau để tâm cho hành chính công thích ứng với tình hình mới, đòi hỏi mới. Từ đó tư tưởng quản lý công ra đời thay thế cho tư tưởng hành chính công. Và 2 mô hình này có những điểm khác biệt sau:  
#Tiêu thức so sánh 
1.Mục tiêu của nền hành chính 
+ hành chính công truyền thống 
- Bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (coi trọng yếu tố đầu vào). 
- Đánh giá việc quản lý hành chính qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính. 
+ quản lý công hiện đại 
- bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đảm bảo vến đề đầu ra). 
- Dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính. 
2.Yêu cầu đối với công chức. 
+ hành chính công truyền thống 
- Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế, thủ tục, quy tắc sẵn có.  
- Những quy định, điều kiện để công thức thực hiện công vụ theo hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ , cứng nhắc theo quy định. 
- Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có quyđịnh về thời gian làm việc tại cơ quan (thời gian công), và thời gian không làm việc tại cơ quan (thời gian tư).  
- Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra. 
+ quản lý công hiện đại 
- Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là đảm bảo thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao.  
- Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công việc có hình thức linh hoạt,mềm dẻo hơn. 
- Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể suốt đời hay trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hay theo hợp đồng,hay một phần công việc được làm tại nhà. 
- công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.  
3.Đối với Chính phủ . 
+ hành chính công truyền thống 
- Tất thảy các công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo sự quy định của pháp luật.  
- Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội , trực tiếp tham gia các công ích xã hội.  
- Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính, không trực tiếp liên hệ đến thị trường.  
+ quản lý công hiện đại 
- đẩy mạnh sự phân quyền, Chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động. 
- Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá và các dịch vụđó để quản lý xã hội, nhưng nó vẫn cần có sự quản lý của chính quyền. 
- Chức năng của Chính phủ phải đối mặt với các thách thức của thị trường.
Câu 8: Phân biệt các khái niệm về thể chế tư, thể chế Nhà nước, thể chế hành chính Nhà nước.  
* Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật, Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.
* Thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các thực thể để duy trì tính kỷ luật trong tổ chức và hoạt động.  
* Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật bao gồm hiến pháp, Luật Bộ luật và các văn bản dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý để Bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng hành pháp đối với xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.  
* Thể chế Nhà nước:  
- Chủ thể ban hành: Do Nhà nước ban hành (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) mang tính pháp lý, mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt. Khuôn khổ quản lý xã hội. Nói chung là phức tạp và đa dạng.  
* Thể chế tư:  
- Chủ thể ban hành : Không phải do Nhà nước ban hành. Mang tính quy phạm, tính cưỡng chế thấp chủ yếu bằng kỷ luật của tổ chức. Khuôn khổ quản lý một tổ chức. Số lượng và đơn giản hơn.  
* Thể chế hành chính nhà nước và thể chế Nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thể chế hành chính nhà nước là một bộ phận của thế chế Nhà nước. Thể chế Nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thể chế hành chính nhà nước phải mang cái đặc trưng cơ bản của thể chế Nhà nước được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của thể chế Nhà nước. Tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng thể chế hành chính nhà nước có những điểm khác biệt với thể chế Nhà nước.  
Thể chế Nhà nước: giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành liên quan đến các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Số lượng ít hơn nội dung, kém phức tạp hơn.  
Thể chế Nhà nước: Bao trùm hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Số lượng lớn nội dung phức tạp.
Câu 9: Vai trò của Thể chế hành chính Nhà nước có trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để thực hiện đúng đượcvai trò đó, có những vấn đề chính gì cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay?  
+ Vai trò của thế chế hành chính nhà nước:  
1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước: hành chính nhà nước có một đặc trưng cơ bản là tính công quyền. Tính công quyền của hành chính nhà nước đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo pháp luật. Mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền phải nắm vững và sử dụng đúng quyền lực, chức năng, nhiệm vụ được trao. Các vấn đề này được qui định trong thể chế hành chính nhà nước. Do vậy thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước.  
2.Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước:  
Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập theo hiến pháp, luật,các văn bản dưới luật. Hiến pháp, luật các văn bản dưới luật cũng qui định chức năng,nhiệm vụ cho mỗi loại cơ quan, các cơ quan hành chính nhà nước cần có ở trung ương và địa phương mỗi loại quan hệ công tác giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Từ đó có thể thấy rằng thể chế hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.  
3.Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực: Trong các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước thể chế có một yếu tố quan trọng là hệ thống văn bản qui định về chế độ công vụ và quy chế công chức. Hệ thống văn bản này qui định việc quản lý của cán bộ côgn chức trong hệ thống hành chính nhà nước trên các nội dung tuyển dụng sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.
spinner.gif
4.Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để các chủ thể hành chính nhà nước huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội: Để thực hiện chức quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội xã hội các cơ quan hành chính nhà nước phải có nguồn lực cần thiết. Việc xây dựng các nguồn lực xã hội như thế nào? Phân bố sử dụng ra sao các mục đích gì. Tất cả các qui định trong hệ thống thể chế hành chính nhà nước.  
5.Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để cácchủ thể hành chính nhà nước giải quyết mối quan hệ với dân: Thể chế hành chính nhà nước có hệ thống các qui định về quyền nghĩa vụ của cá nhân công dân các tổ chức xã hội, về quyền nghĩa vụ này là cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ chức xã hội.  
Để thể chế hành chính nhà nước, phát huyđược vai trò của mình trong hoạt động quản lý nhà nước thì việc cải cách thể chế hành chính nhà nước là việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là cải cách thể chế hành chính nhà nước thì cải cách trên các phương tiện nào, tập trung vào mặt nào? Hội nghị lần thứ tám (Khoá VII) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định cải cách thể chế hành chính nhà nước ở nước ta tập trung vào 5 vấn đề cơ bản:  
- Cải cách một bước cơ chế hệ thống thủ tục hành chính nhằm góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước;  
- Cải cách việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân với cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước và các tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước;  
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế về tài chính;  
- Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, ban hành các văn bản pháp luật Nhà nước;  
- Nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật.  
Cải cách hệ thống thể chế của nền hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp vì nó động chạm đến hệ thống thể chế Hành chính cũ, tức là động chạm đến lợi ích cục bộ, cơ chế bao cấp, thiếu kỷ luật, kỷ cương. Nhưng công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt ra những đòi hỏi phải cải cách hệ thống hành chính nhà nước trong đó cải cách thể chế là một bộ phận cơ bảnnhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội của sự phát triển nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đòi hỏi về sự hội nhập khu vực và quốc tế.
Câu 10. Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước cần phải tính đến những yếutố cơ bản nào? cho các ví dụ minh hoạ.  
Thể chế hành chính nhà nước có tính bao quát các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Bản thân hệ thống hành chính nhà nước là một bộ phận của thể chế Nhà nước. xét trên quan điểm triết học thể chế hành chính nhà nước là một thành tố của kiến thức thượng tầng. Và như vậy, thể chế hành chính nhà nước tất yếu chịu sự chi phối, quyết định của thể chế cơ sở hạ tầng và có mối liên hệ tác động qua lại đối với các thành tố khác của kiến trúc thượng tầng. Trong điều kiện Việt Nam xây dựng thể chế hành chính nhà nước cần quan tâm đến các yếu tố cơ bản:
1.Chế độ chính trị:  
Chế độ chính trị của quốc gia (tổ chức quản lý nhà nước và mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với xã hội) có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền và thể chế hành chính Nhà nước. Các phương thức tổ chức Nhà nước: Tập trung dân chủ, phân quyền, tập quyền, tản quyền cũng có ảnh hưởng lớn đến thể chế hành chính Nhà nước.  
Chế độ chính trị do bản chất của Nhà nước quyết định, bản chất chính trị, cơ cấu tổ chức hệ thống, vấn đề phân bổ quản lý Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và chỉ đạo thể chế của nền hành chính Nhà nước.  
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các quy chế cụ thể để thểhiện ý chí và thực hiện quyền lực của nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền nên pháp luật được đề cao, mọi cơ quan Nhà nước, công dân hay tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc. Thể chế nền hành chính nhà nước ta mang tính chất và nội dung chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con người và công dân. 
2.Nền kinh tế và vai trò của quản lý hành chính nhà nước trong quản lý kinh tế:  
Đây là một vấn đề có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực kinh tế và thể chế kinh tế.  
- Chế độ kinh tế được xác lập trên cơ sở cơ cấu sở hữu, các thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế, sự phân chia lợi ích kinh tế, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế.  
- Mỗi chế độ chính trị lại gắn liền với một Nhà nước và dựa trên một kết cấu hạ tầng kinh tế xác định.  
- Hiện nay chế độ kinh tế hay mức phát triển kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau do đó thể chế thể chế hành chính nhà nước cũng rất khác nhau.  
ở nước ta trước đây nền kinh tế chỉ có 2 thành phần cơ bản thuộc sở hữu Nhà nước và tập thể, điều này được thể chế hoá thành pháp luật và thể chế quản lý kinh tế. Nhưng ngày nay Nhà nước đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN nên thể chế nền hành chính nhà nước thay đổi theo một cách tương ứng. 
3.Truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán:  
Theo quan điểm xã hội học văn hoá là yếu tố có tính bền vững. Nó tồn tại và tác động vào đời sống xã hội một cách tinh vi và sâu xa. Sự hiện diện của nó nhiều khi như là một yếu tố tự nhiên và vô thức trong hành vi và cộng đồng. Các giá trị văn hoá truyền thống có thể là cơ sở để xây dựng thể chế hành chính nhà nước có hiệu quả phù hợp với thời đại. Nhiều nền văn minh của lịch sử đã được xây dựng từ các yếu tố văn hoá truyền thống. Những ảnh hưởng của văn hoá truyền thống là sâu sắc lâu dài, tiềm ẩn và rất cơ bản và sự tuân thủ trung thành truyền thống văn hoá dân tộc đã gây ảnh hưởng đến đặc điểm của thể chế hành chính mỗi nước. Vì thế việc tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp trong văn hoá truyền thống, kết hợp với đặc trưng thời đại để xây dựng một thể chế hành chính là việc rất quan trọng.  
ở Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp đã được áp dụng vào thể chế hành chính như tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, lòng nhân ái, nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những nét truyền thống lạc hậu ảnh hưởng xấu đến thể chế hành chính Nhà nước như bảo thủ, bản vị, tư tưởng địa phương. 4.Môi trường quốc tế:  
Trong thời đại ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu để tồn tại và phát triển. Các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng "bế quan toả cảng" không hợp tác, không quan hệ quốc tế. Sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội thì kéo theo các quốc gia càng phải tăng cường sự điều chỉnh để thích ứng. Sự phát triển của các quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kiểm tra, chính trị, văn hoá giữa các nước đã ảnh hưởng đến thể chế hành chính mỗi nước có những quốc gia tiếp nhận một cách có chọn lọc để xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính của mình.
ở nước ta trong thời gian gần đây có sự chuyển biến trước đây chịu ảnh hưởng của mô hình kế hoạch hoá tập trung ngày nay đã có thay đổi lớn hơn, chúng ta tiếp nhận những yếu tố tiên tiến của văn hoá và thể chế hành chính nước ngoài để làm phong phú và tạo nền tảng khoa học cho hoạt động quản lý ở Việt Nam.  
5.Trình độ phát triển của xã hội.  
Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của hoạt động QLNN. Thể chế hành chính nhà nước hoàn thiệncó vai trò quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Nhưng muốn có thể chế hành chính nhà nước hoàn thiện thì trong quá trình xây dựng thể chế hành chính nhà nước phải lượng hoá được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, dự báo định hướng các quan hệ xã hội trong tương lai. Thể chế hành chính nhà nước phải phù hợp với xu thế vận động và phát triển của xã hội. Chỉ có như vậy thể chế hành chính nhà nước mới thực sự có ý nghĩa cho đời sống QLNN đốivới xã hội.  
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng trên được coi là cơ bản thì cũng tồn tại một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến thể chế hành chính nhà nước như những biến đổi về kinh tế, chính trị diễn ra trênthế giới,hoàn cảnh địa lý của mỗi quốc gia...
Câu 11.Trình bày nội dung thể chế hành chính nhà nước về kinh tế và về tài chính- tiền tệ.  
Quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản lý hành chính Nhà nước và thể chế của nền hành chính quốc gia.  
Quản lý Nhà nước về kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nó phải tạo ra khả năng giải phóng lực lượng sản xuất xã hội, tạo cơ hội để người dân làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, tạo ra nền tảng để nền kinh tế phát triển an toàn, ổn định và bền vững. Trong điều kiện ở Việt Nam quản lý Nhà nước về kinh tế còn tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển lành mạnh theo định hướng XHCN.  
Các loại văn bản pháp luật của Nhà nước bao gồm Hiến pháp, bộ luật, luật, các văn bản pháp quy dưới luật đã tạo ra khung pháp lý để nền kinh tế quốc dân vận động và phát triển. Trên cơ sở các luật doanh nghiệp, luật DNNN, luật điều tra. Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy hành chính để quản lý kinh tế, điều tiết can thiệp vào hoạt động của các chủ thể công và tư.  
Thể chế hành chính nhà nước về kinh tế tập trung vào 3 nội dung chủ yếu:  
- Hệ thống văn bản pháp quy về các mặt hoạt động kinh tế trongnước và quan hệ đối ngoại. 
- Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước được thực hiện thông qua chiến lược kế hoạch phát triển có tính định hướng chính sách tạo môi trường và hành lang kinh doanh thuận lợi và có trật tự. Hướng dẫn kiểm tra, điều tiết sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.  
- Thể chế mang tính chất ngăn ngừa, trọngtài, xử phạt đối với hoạt động bất hợp pháp.
Đố với lĩnh vực tài chính tiền tệ thể chế hành chính nhà nước tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:  
- Quản lý và điều hành tài sản quốc gia và tài nguyên đất nước , thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  
- Quản lý và điều hành thuế, nguồn thu tài chính quan trọng nhất đại diện cho lợi ích xã hội và quyền lợi của giai cấp.  
- Quản lý và điều hành thuế, nguồn thu tài chính quan trọng nhất đại diện cho lợi ích xã hội và quyền lợi của giai cấp.  
- Quản lý và điều hành chặt chẽ các nguồn thu chủ yếu của ngân sách, hạn chế lãng phí, chống lãng phí trong đó chú trọng đến những văn bản có liên quan về việc chi trong nước, chi trả nợ, chi điều tra phát triển.  
- Quản lý và điều hành các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.  
- Quản lý tập trung thống nhất ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời thực hiện sự phân cấp quản lý ngân sách như luật ngân sách đã quy định.  
Quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Thể chế của nền HCQG về quản lý hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng được thể hiện thống nhất trong Pháp lệnh ngân hàng. Ngân hàng là mắt xích quan trọng nhất trong quản lý thực hiện quản lý vĩ mô của nền kinh tế.  
- Kiểm tra tài chính đối với huy động, phân phối, sử dụng tài nguyên tài sản, tiền vốn thực thi pháp luật và kỷ luật tài chính.  
Trong đó: Quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng thể hiện qua các nội dung:  
- Nhà nước độc quyền phát hành tiền, điều hoà lưu thông tiền tệ thống nhất cả nước;  
- Nhà nước quản lý và điều hành chặt chẽ tổng mức tín dụng phù hợp trong nền kinh tế quốc dân;  
- Nhà nước quản lý và điều hành chính sách lãi suất;  
- Nhà nước quản lý và điều hành ngoại tệ, quản lý và kinh doanh vàng bạc;  
- Phân định rõ quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng ngân hàng và kinh doanh tín dụng, dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng. 
Câu 12. Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, y tế được dựa trên những cơ sở pháp lý nào?  
* Thể chế hành chính nhà nước về các vấn đề liên quan đến giáo dục:  
Giáo dục đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Nếu như trước đây sự thiếu vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độ phát triển kinh tế, thì thời đại ngày nay phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động. Kỷ nguyên phát triển mới có đầu tư phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hơn các loại đầu tư khác. Các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi trong chiến lược phát triển của mình theo hướng chú trọng nhiều hơn đến giáo dục đào tạo.  
Để giáo dục, đào tạo phát triển đúng hướng nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý Nhà nước nói chung có cơ sở pháp lý là thể chế hành chính nhà nước. Sự quản lý về giáo dục đào tạo vì vậy mà có cơ sở pháp lý là thể chế hành chính nhà nước về giáo dục, đào tạo. Trong thực tiễn, quản lý giáo dục ở nước ta dựa trên hệ thống thể chế bao gồm.  
- Các thể chế liên quan đến ngành học, bậc học.  
- Những thể chế quy định về hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục.  
- Các thể chế liên quan đến việc thành lập các cơ sở.  
- Hệ thống thể chế qui định chương trình, nội dung đào tạo chuẩn.  
- Hệ thống thể chế về các vấn đề liên quan đến đội ngũ làm công tác giảng dạy.  
- Hệ thống thể chế liên quan đến sử dụng ngân sách Nhà nước cho phát triển hệ thống giáo dục.
Tất cả các văn bản trên nhằm mục đích coi trọng giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu vì những lý do sau đây.  
- Giáo dục tạo ra nguồn lực quyết định cho sự phát triển của đất nước trong tương lai, nó gắn liền với mục tiêu chiến lược phát triển, cơ cấu kinh tế của đất nước. Vì thế cần có định hướng phù hợp, tránh lệch lạc.  
- Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp công cộng vì nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội, vì chỉ có Nhà nước đại diện cho toàn xã hội mới có thể đứng ra chịu trách nhiệm về sự nghiệp công cộng này.  
- Để tạo ra sự công bằng trong giáo dục - đào tạo, mọi người đều có điều kiện đi học, thì Nhà nước phải đứng ra cung cấp dịch vụ cho xã hội đến một mức nào đó.  
Như vậy giáo dục và đào tạo là cơ sở phát triển nguồn lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực của con người.  
* Thể chế hành chính nhà nước về các vấn đề liên quan đến y tế:  
Cũng như điều tra cho phát triển nguồn gốc con người, y tế có một vai trò, ý nghĩa khác với giáo dục chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người.Mỗi quốc gia trên thế giới đều coi là y tế là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.  
Y tế là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Do vậy với tính chất quản lý toàn diện Nhà nước nào cũng phải quản lý về y tế. Hoạt động quản lý ở Việt Nam dựa trên nền tảng của thể chế hành chính nhà nước về quản lý y tế. Thể chế hành chính để quản lý Nhà nước các hoạt động y tế là một hệ thống.  
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ y tế và các hoạt động có liên quan.  
- chính sách phát triển y tế công, y tế cộng đồng thông qua các chương trình bảo vệ sức khoẻ nhân dân.  
- Đầu tư cho y tế từ ngân sách Nhà nước và huy động các loại nguồn tài trợ.  
- Các qui định về hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ nhân dân.  
- Các thể chế liên quan đến chính sách phát triển nguồn lực phục vụ ytế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Câu 13. Chức năng hành chính Nhà nước là gì? Phân loại chức năng hành chính nhà nước. 
Chức năng hành chính Nhà nước là những phương diện, hoạt động chủ yếu của hành chính được hình thành thông qua quá trình phân công lao động trong các cơ quan Nhà nước. Chức năng hành chính phản ảnh vai trò của hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước.  
Chức năng hành chính nhà nước là loại hoạt động hành chính Nhà nước được tách ra trong quá trình phân công lao động. Quyền lực Nhà nước về chuyên môn hóa lao động của các cơ quan hành chính nhà nước được thực thi từng thời kỳ nhất định. Thông qua các chức năng hành chính phản ánh vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp đối với đời sống xã hội. 
Chức năng hành chính nhà nước có thể phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau; 
1.căn cứ vào phạm vi thực hiện chức năng chia ra chức năng đối nội và đối ngoại. 
2.Phân loại theo chức năng hành chính cơ bản nhất chia ra chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hoá và chức năng hành chính nhà nước. 
3.Phân loại theo đối tượng tác động hành chính nhà nước.  
- Chức năng đối với dân 
- Chức năng đối với nền kinh tế thị trường. 
- Chức năng đối với xã hội. 
- Chức năng đối với bên ngoài. 
4.phân loại theo trình tự vận hành xã hội và nội dung của quá trình thực hiện chức năng: 
- Chức năng kế hoạch hoá  
- Chức năng tổ chức 
- Chức năng lãnh đạo 
- Chức năng báo cáo
- Chức năng dự toán ngân sách  
- Chức năng kiểm tra, đánh giá 
5.Phân loại Chức năng theo lĩnh vực và các mặt hoạt động chí ra Chức năng hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán kiểm toán thống kê, hội đồng chứng khoán, ngân hàng tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, Chức năng quản lý hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, môi trường tài nguyên thiên nhiên nhiên, Chức năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chế độ công vụ, quy chế công chức và Chức năng quản lý hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy và nhân sự. 
6.Phân loại theo chức năng của các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ chia ra công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nông thôn, thương mại, dịch vụ du lịch, các công trình đô thị phục vụ dân cư. 
7.Phân loại theo tính chất hoạt động: 
- Chức năng lập quy  
- Chức năng hành chính
Câu 14: Phân tích các phương pháp thực hiện thẩm quyền hành chính Nhà nước. Liên hệ với thực tiễn quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay. 
Các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các phương pháp điều hành để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan và chức vụ hành chính nhà nước. 
Để điều hành hoạt động của bộ máy hành chính, các nhà hành chính có thể sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm đảm bảo cho cơ quan hành chính hoạt động thông suốt, chôi chảy và có thể phân chia phương pháp này thành các nhóm: 
A.phương pháp điều hành hoạt động trong các cơ quan hành chính; trong các cơ quan hành chính sử dụng các phương pháp chủ yếu là : ra chính sách, kiểm soát công việc, cung cấp điều kiện cần thiết để thực thi các nhiệm vụ.  
- Ra chính sách là một nội dung quan trọng trong quản lý nội bộ ra chính sách phải vươn đến được việc ra quyết định về hoạt động trong tương lai nhằm làm cho hành chính thích ứng với điều kiện và mục tiêu của quyền hành pháp. 
- Kiểm soát công việc là một cách điều hành công sở hoạt động như mong muốn, và nó được áp dụng những nguyên tắc cua khoa học quản lý. 
- Cung cấp các nhu cầu cần thiết là một phương pháp để bộ máy hành chính vận hành như mong muốn, cung cấp các nhu cầu và tuỳ vào từng điều kiện, từng giai đoạn cụ thể.  
Các phương pháp này thường được liên kết với nhau trong một tổng thể chung để đạt được hiệu quả cao nhất. 
B.Phương pháp thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước: các phương pháp này được áp dụng để thực hiện các chức năng điều tiết, can thiệp bên ngoài, tức là thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện hệ thống văn bản pháp luậtnn. 
Để thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước cần tiến hành đồng bộ các phương thức: 
- Uỷ quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tức là hành chính được quyền đưa ra các quy tắc, quy chế mang tính dưới luật để thực thi và quản lý, tuy nhiên cần đòi hỏi những phương pháp khẳng định bằn quyền lực, pháp lý cho cá nhân hay tổ chức thực hiện những hoạt động cụ thể; 
Để thực hiện việc cho phép, tiến hành cấp giấy phép hoặc đăng ký, trong quyền này các nhà hành chính phải xác định những gì pháp luật không cho phép công dân làm và cấp phép cho những hoạt động pháp luật không cấm. 
Về nguyên tắc cấp phép và đăng ký có thể không khác nhau nhiều, nhưng thủ tục cấp phép đòi hỏi phải cụ thể hơn  
Chứng thực, công chứng: là hoạt động xác nhận bởi công quyền tình trạng pháp lý - dân sự của công dân hay tổ chức 
Ra mệnh lệnh (cưỡng chế hành chính): là phương pháp bảo đảm đối tượng quản lý thực hiện nhiệm vụ pháp lý và chịu xử lý đối với các vi phạm pháp luật. Gồm: phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt, trưng dụng, trưng mua và bắt buộc thực hiện nghĩa vụ
Cung cấp các dịch vụ công cho công dân và tổ chức  
Các hình thức tài trợ 
Liên hệ thực tiễn  
Trong thực tiễn, phương pháp tiến hành cung cấp các dịch vụ cho công dân và tổ chức chưa được phổ biến rộng rãi, nó chưa trở thành một nhóm phương pháp quan trọng chủ yếu, nó chỉ bó hẹp trong phạm vi của một số khu vực quản lý nhất định và chất lượng cung cấp nay tuy ngày một được nâng cao nhưng còn chă đáp ứng được nhu cầu thực tế của công dân và tổ chức  
Phương pháp tác động theo thẩm quyền ra bên ngoài để thực hiện chức năng của các cơ quan hành chính, các phương pháp này hiện nay là đang tồn tại nhiều bất cập, việc uỷ quyền lập quy tuy được tiến hành liên tục nhưng chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh, còn nhiều sự chồng chéo, các văn bản chưa thống nhất về một vấn đề, hoặc ra ácc văn bản lập quy chưa kịp thời. 
Các hoạt động cấp phép và đăng ký thì thủ tục rườm rà, các cơ quan hành chính còn có hiện tượng gây khó dễ cho công dân và tổ chức khi họ tiến hành đăng ký. 
Phương pháp điều hành nội bộ đã có những tiến bộ rõ rệt, đã đề ra được các chính sách sát thực và hoàn thành được nó, kiểm soát được chặt chẽ các công việc ở cơ quan và đặc biệt là vấn đề kiểm soát cán bộ đã làm được rất tốt, hạn chế được rất nhiều các hiện tượng tiêu cực từ phía cán bộ, công chức của nền hành chính
Câu 15: Phân tích các chức năng để vận hành cơ quan hành chính Nhà nước có hiệu quả. Liên hệ với thực tế hoạt động ở một cơ quan. 
Để một cơ quan hành chính nhà nước vận hành một cách có hiệu quả thì cơ quan này phải thực hiện hoàn chỉnh hai chức năng bao gồm: chức năng nội bộ bên trong của nền hành chính nhà nước và chức năng bên ngoài 
a.Chức năng nội bộ: 
Đây là cách tiếp cận để chỉ rõ những hoạt động bên trong cacs cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành, các chức năng bên trong này nhằm đảm bảo có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, đảm bảo để hành chính phải tuân theo pháp luật, các chức năng bên trong cần lưu ý là: 
- Chức năng quy hoạch, kế hoạch: Đây là chức năng quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước chức năng này căn cứ vào pháp luật và trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chức năng này tập trung vào các nội dung sau: 
+ Xác lập hệ thống mục tiêu, tốc độ phát triển, cơ cấu và cá cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để dẫn dắt đất nước theo định hướng kế hoạch đã đặt ra  
+ Tiến hành dự báo, dự toán, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển lập các chương trình dự án cho từng ngành, từng lĩnh vực, theo kế hoạch 5 năm và hàng năm 
+ Bao quát việc quy hoạch và kế hoạch các ngành, các vùng, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế phù hợp với cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta  
Chức năng tổ chức bộ máy hành chính: chứ năng này nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý của cơ quan hành chính nhằm cho nó vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. Chức năng này gồm một số nhiệm vụ và hoạt động cụ thể là: Xây dựng bộ máy, chỉ đạo sự vận hành của bộ máy, hiệp đồng bên trong và bên ngoài để triển khai công vụ, liên kết công việc, tổ chức và nguồn nhân lực 
- Chức năng nhân sự, quản lý nguồn nhân lực: Đây là chức năng gắn liền với sự sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan hành chính, đó là việc sắp xếp cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức hành chính, tổ chức hệ thống công việc thích hợp.
Chức năng này từ xưa đến nay đã quan trọng và từ nay về sau còn quan trọng hơn, vì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài là quốc sách hàng đầu, là nguyên nhân cội nguồn của sự hưng thịnh của một quốc gia. Quản lý con người là tối ưu hoá nguồn nhân lực đòi hỏi nhiều hoạt động hành chính cụ thể. 
Chức năng ra quyết định hành chính: Đây là chứcnăng vừa cần chú ý đến các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Đây là hoạt động phải tập hợp đầy đủ thông tin, xử lý thông tin, thẩm định hiệu quả của từng phương án và ban hành ra quyết định hành chính  
Các quyết định hành chính đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ácc cơ quan hành chính nhà nước với tính chất và mệnh lệnh điều hành quyết định hành chính trực tiếp phản ánh ý chí của Nhà nước. Thông qua các quyết định được ban hành theo luật định, các cơ quan Nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình trong việc điều hành quản lý xã hội  
Hiệu quả thực tế của quyết định lệ thuộc rất lớn vào việc tổ chức thực hiện chúng, vào chất lượng của các quyết định được thông qua. Vì thế, ra quyết định hành chính phải đảm bảo các yêu cầu hợp pháp hợp lý. Nếu quyết định khôgn đảm bảo các yêu cầu đặt ra thì giai đoạn thực hiện quyết định coi như không có giá trị gì, thậm chí có thể có hại cho các quyết định xã hội trên thực tế 
Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành, gồm xây dựng các chỉ dẫn cụ thể để thực hiện các quyết định của cấp trên, bên ngoài và bên trong nội bộ cơ quan, đặc biệt là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, tiến độ thực hiện, chỉ dẫn các quy định, hiệu quả và chất lượng hoạt động 
Trong một cơ quan các chức năng khác được thực hiện thông qua sự lãnh đạo hoặc hành vi lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Nếu lãnh đạo sai thì hoạt động của cơ quan sẽ trở nên vô nghĩa 
Thông qua chức năng điều hành hướng dẫn thi hành, cấp trên, cấp lãnh đạo đưa ra các hướng dẫn cụ thể thúc đẩy nhân viên nội bộ tổ chức hoạt động, thống nhất mục tiêu của các bộ phận vì mục tiêu chung. 
Chức năng phối hợp: đó là sự chỉ đạo dọc, sự đồng bộ hoạt động theo cấp hành chính về thời gian, phối hợp giữa các đơn vị khác nhau, xây dựng cơ chế phối hợp có hiêu quả  
Chức năng phối hợp điều hoà các cá nhân, các đơn vị lệ thuộc, thiết lập mối liên hệ đơn giản nhưng hợp lý. Nhờ sự phối hợp các cá nhân đơn vị ăn khớp với nhau loại bỏ được tiến trình thông báo và thủ tục rườm rà  
Chức năng phối hợp là nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo bởi vì chỉ khi nào điều hoà được lợi ích các cá nhân, các bộ phận thì nhà lãnh đạo mới thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, kiểm soát. Để thực hiện được chức năng này nhà lãnh đạo phải có cái nhìn bao quát, tư duy tổng hợp 
Chức năng tài chính: bao gồm xây dựng ngân sách, chú trọng và khai thác nguồn thu chủ yếu là thuế, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả ngân sách Nhà nước, quản lý chặt chẽ các cơ sở vật chất kỹ thuật khác  
Chức năng theo dõi, giám sát, kiêm tra báo cáo. Đó là hoạt động nhằm làm sáng tỏ những kết quả đạt được, dự đoán chiều hướng vận động của từng bộ phận và toàn hệ thống phát hiện những sai sót vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện những hoạt động hành chính. Chức năng này gắn liền trách nhiệm cá nhân và tổ chức, là cơ sở để đánh giá thực thi và điều chỉnh hoạt động công vụ.
Trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nếu không có sự kiểm tra, kiểm soát thì không có cơ sở để đánh giá hoạt động của cơ quan, các quyết định hành chính sẽ không đảm bảo thực hiện. Mặt khác để thực hiện chức năng lãnh đạo thì người lãnh đạo cần phải thựchiện chức năng giám sát, kiểm tra để góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính Nhà nước  
Chức năng báo cáo, sơ kết tổng kết, đánh giá là phương tiện để người lãnh đạo kiểm soát quyền hành và trách nhiệm đối với cấp dưới  
Chức năng báo cáo là xây dựng các báo cáo, tháng, quý, nửa năm, năm của cấp dưới đối với cấp trên. Trtong báo cáo phải thể hiện đủ nội dung, kết quả thực hiên cái gì được, cái gì chưa được nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiemẹ để làm cơ sở cho việc hoàn thiện sau này. 
Chức năng bên ngoài: Chức năng bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước chính là nghiên cứu các chức năng quản lý hành chính nhà nước, tác động của quỳen hành pháp đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội làm cho xã hội vận động theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đặt ra cho từng thời kỳ nhất định. Cụ thể chức năng này bao gồm: 
- Nghiên cứu chức năng hành chính bên ngoài theo tiến trình phát triển, điều này phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và xu thế vận động, phát triển của Nhà nước, có thể chỉ ra được chức năng này là sự vận động, thay đổi chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước ở các giai đoạn khác nhau. 
Căn cứ vào lịch sử của đất nước, của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, của từng thời kỳ thì có thể tìm thấy các chức năng  
- Nghiên cứu chức năng của cơ quan hành chính từ trung ương đến chính quyền địa phương các cấp 
+ Cấp trung ương (Chính phủ): thì nghiên cứu chức năng tổng quát của cả chính phủ, sau đó là cá nhân Thủ tướng người đừng đầu cơ quan hành pháp cao nhất, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các Bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu cao nhất của một ngành, lĩnh vực  
+ Các cấp địa phương: tuỳ vào từng quốc gia, từng thời kỳ có sự khác nhau, nhưng nhìn chung là gồm Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lý chung mọi mặt ở địa phương cấp mình, trong Uỷ ban có các Sở, ban ngành quản lý từng lĩnh vực, vùng lẻ 
- Chức năng theo từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, quản lý hành chính nhà nước về các vân đề xã hội, các vấn đề có liên quan đến tư pháp, tài chính và hàng loạt các vấn đề khác. 
Việc nghiên cứu chức năng bên ngoài và sự tác động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đến xã hội, công dân, tổ chức và đấy là chức năng đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước. 
Liên hệ thực tế hoạt động của một cơ quan : 
Thực tế về chức năng bên trong của một Uỷ ban nhân dân huyện A, ở chức năng này, Uỷ ban nhân dân phải đề ra quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong toàn huyện trong từng giai đoạn 5 năm và hàng năm. 
Bên cạnh việc đặt ra kế hoạch thì Uỷ ban nhân dân huyện phải tổ chức xây dựng cơ cấu bộ máy của ccs cơ quan trực thuộc, liên kết các cơ quan chuyên môn của huyện để hoàn thành có hiệu quả mục tiêu của huyên đề ra  
Để vận hành bộ máy có hiệu lực thì nguồn nhân lực là hết sức quan trọng là Uỷ ban nhân dân huyện A phải có kế hoạch sử dụng nguồn cán bộ công chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho huyện
Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân huyện phải ra quyết định quản lý nhằm điều hành hoạt động của cả huyện và hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực thi nhiệm vụ, bên cạnh đó là giám sát, kiểm tra và nghe báo cáo của cấp dưới các hoạt động trong địa phương mình nhằm tìm ra những mặt tích cực để phát huy và mặt tiêu cực để hạn chế.
Câu 16: Anh (chị) hiểu thế nào về quản lý hành chính nhà nước? 
Trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, thì các quyết định hành chính đóng vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh ý chí của Nhà nước và man g tính mệnh lệnh, thông qua các quyết định này thì các cơ quan Nhà nước thể hiện được chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình. Như vậy, quyết định hành chính được hiểu như sau: 
Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành các chủ thể quản lý hành chính nhà nước được thông qua theo một thể thức nhất định nhằm thực hiện một mục đích hay một công việc cụ thể 
Quyết định hành chính chứa đựng quyền lực Nhà nước, dưới góc độ nhất định là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước (hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền) nhằm đưa ra các quy định chung hoặc giải quyết vấn đề pháp lý hành chính cụ thể đối với tập thể hay cá nhân, có ý nghĩa bắt buộc tuân thủ 
Quyết định hành chính cũng chứa đựng trong đó các mục tiêu mà chủ thể mong muốn đạt tới khi thi hành quyết định và phương tiện để thực hiện chúng  
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang được đặt ra, hay là sự phản ứng của chủ thể quản lý trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định 
Nhìn một cách tổng quát, việc ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm luật hành chính. Chúng có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Khi ban hành quyết định hành chính các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện ác nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mình 
Các quyết định hành chính được hiểu như là một loại hình của quyết định Nhà nước nênnó có các tính chất cơ bản như  
+ có tính ý chí quyền lực Nhà nước: là kết quả của sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhân dân quyền lực Nhà nước  
+ Có tính pháp lý: thể hiện ở hậu quả pháp lý do chúng tạo ra. Quyết định hành chính tác động vào đời sống xã hội bằng việc đưa ra chính sách , sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính; làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi quan hệ pháp luật hành chính  
+ có tính dưới luật, chấp hành laụat: nghĩa là nội dung của quyết định hành chính phải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định 
Chúng được ban hành để thực hiện quyền hành pháp tức là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền hành pháp 
Với những đặc điểm như vậy, quyết định hành chính nhà nước chính là tín hiệu điều khiển, là thông tin quy phạm của chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động vào khách thể của quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích của mình theo quỹ đạo và ý chí của mình 
Như vậy, ra quyết định quản lý hành chính là một hoạt động thường xuyên của nhà hành chính, nó phải thường xuyên liên tục vì nó đảm bảo cho hoạt động thực thi quyền hành pháp có hiệu lực và hiệu quả
Câu 17: Phân loại quyết định hành chính nhà nước có ý nghĩa như thế nào trong công tác quản lý điều hành của cơ quan hành chính nhà nước? Hãy trình bày cách phân loại 
ý nghĩa của việc phân loại các quyết định hành chính nhà nước. Là cơ sở dễ hiểu rõ bản chất của từng loại. Tạo tiền đề nghiên cứu ban hành tổ chức thực hiện quyết định hành chính Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả. Xác định được điều kiện cơ sở cần thiết để ban hành các quyết định hành chính nhà nước thực hiện quyết định hành chính nhà nước. Ngoài ra, mỗi cách phân loại có ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể: 
a.Căn cứ vào tính chất và nội dung của quyết định thì quyết định hành chính được chia thành các loại như: 
Quyết định hành chính nhà nước cơ bản là Quyết định hành chính nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và biện pháp lớn có tính chất chung  
Quyết định hành chính nhà nước cơ bản không có tính quy phạm nhưng lại là cơ sở để ban hành các Quyết định hành chính nhà nước quy phạm 
ý nghĩa: làm đảm bảo tính thống nhất trong lãnh đạo điều hành của hệ thống hành chính nhà nước (thực hiện dưới hình thức nghị quyết của Chính phủ) 
Quyết định hành chính nhà nước quy phạm là Quyết định hành chính nhà nước đề ra các quy phạm pháp luật hành chính. Nó mang tính quy phạm và là cơ sở cho việc ban hành các Quyết định hành chính nhà nước cá iệt và việc áp dụng chúng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Chia thành các loại: 
Quyết định hành chính nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật hành chính mới để điều chỉnh đầy đủ hơn các quan hệ xã hội mới phát sinh mà luật, pháp luật chưa điều chỉnh  
Để cụ thể hoá và thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên  
Để sửa đổi, bổ sung các Quyết định hành chính nhà nước quy phạm hiện hành  
Để thay đổi hiệu lực của các Quyết định hành chính nhà nước hiện hành về thời gian, không gian và đối tượng. 
ý nghĩa các quyết định này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều hành các cơ quan hành chính nhà nước, chúng là nền tảng của sự hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là công cụ, là cởơ cho việc ban hành ra những quyết định hành chính cá biệt. 
- Quyết định hành chính nhà nước cá biệt là quyết định do các chủ thể hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các Quyết định hành chính nhà nước quy phạm hoặc Quyết định hành chính nhà nước cá biệt của cấp trên dể giải quyết những tình huống cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước. Nó có tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay. Gồm: Quyết định hành chính nhà nước cá biệt cho phép và ra lệnh. 
ý nghĩa đây là loại quyết định rất cần thiết, được các chủ thể quản lý ban hành nhiều, là một công cụ quan trọng, chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính nhà nước tác động trực tiếp vào hệ thống đối tượng quản lý. Quyết định này thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nó duy trì quyền lực của các cơ quan này 
b.Căn cứ vào thẩm quyền ban hành  
quyết định của chính phủ  
quyết định của thủ tướng 
quyết định của bộ trưởng  
quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp  
ý nghĩa: cách phân loạinày cho thấy tính thứ bậc của Quyết định hành chính gắn liền với thứ bậc của hành chính và quyết định của cấp dưới không được trái với các quyết định của cấp trên và nhằm thực hiện quyết định của cấp trên 
c.Căn cứ vào cấp hành chính
Quyết định hành chính là cấp hành chính trung ương, đại diện cho tính thống nhất của quốc gia và áp dụng chung cho toàn lãnh thổ của quốc gia  
Quyết định hành chính của cấp hành chính địa phương đại diện cho lợi ích của địa phưng, phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương  
d.Căn cứ vào lĩnh vực  
Quyết định hành chính nhà nước về kinh tế  
Quyết định hành chính nhà nước về giáo dục 
Quyết định hành chính nhà nước về y tế  
Quyết định hành chính nhà nước về văn hoá 
ý nghĩa: Xác định được tính chất chuyên môn của từng loại quyết định, xác định, lựa chọn được chủ thể dự thảo, ban hành quyết định, giúp ích cho việc lưu trữ, khai thác thông tin của quyết định hành chính  
e.Căn cứ vào thời hạn có hiệu lực 
Quyết định hành chính nhà nước có hiệu lực lâu dài được áp dụng cho đến khi có quyết định mới thay thế. 
Quyết định hành chính nhà nước có hiệu lực trong một thời gian nhất định là quyết định có ghi về thời gian có hiệu lực 
Quyết định hành chính nhà nước có hiệu lực một lần chỉ giải quyết một trường hợp đặc biệt cụ thể 
ý nghĩa việc phân loại này giúp khi xây dựng và ban hành cần phải tính được những yếu tố cố định và những yếu tố biến đổi, phải cụ thể về mục tiêu, các bước thực hiện các biện pháp của quyết định  
Như vậy, việc phân loại ác quyết định trên ngoài ý nghĩa nghiên cứu và tổ chức thực hiện quyết định hành chính thuận lợi, có hiệu quả thì việc phân loại trên có ý nghĩa thực tế to lớn trong quá trình chuẩn bị ban hành và thông qua các quyết định hành chính
Câu 18: Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả khi ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu gì? Liên hệ thực tiễn để làm rõ vấn đê trên 
Để đảm bảo tính lực và hiệu quả của quyết định hành chính thì khi ban hành quyết định hành chính thì khi ban hành quyết định hành chính phải đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, khi đó văn bản đưa ra mới có tính khả thi cao, được xây dựng chấp nhận, phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu nguyện vọng của người dân. Cụ thể  
Một Quyết định hành chính nhà nước chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau: 
Được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các Quyết định hành chính nhà nước cấp trên, nhằm đưa tất cả các quyết định đi vào thực tiễn đời sống xã hội  
Được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định. Các chủ thể chỉ được ban hành Quyết định hành chính nhà nước để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh trong phạm vi quyền hạn được trao, không được lẩn tránh và lạm quyền 
Được ban hành những lý do xác thực. Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định hành chính để giải quyết những vấn đê xã hội một cách khách quan, khoa học, tránh tuỳ tiện, chủ quan duy ý chí  
Phải đảm bảo trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định 
Để đảm bảo tính hiệu quả của quyết định hành chính ta phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì quyết định hành chính có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Nhưng tính hợp lý chỉ phải đặt sau tính hợp pháp của quyết định và một quyết định được coi là hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây: 
quyết định hành chính phải đảm bảo h ài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính
quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề và với ác đối tượng thực hiện. quyết định cần xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện 
quyết định hành chính phải đảm bảo tính hệ thống toàn diện. Nội dung của quyết định phải tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp. Các biện pháp được đề ra trogn quyết định phải phù hợp đồng bộ với biện pháp trong quyết định có liên quan 
Ngôn ngữ phong phú, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật lập quy. 
Liên hệ thực tế  
- Tính hợp pháp: Trong tình hình hiện nay thì các quyết định hành chính đa phần đảm bảo được tính hợp pháp, các quyết định đề ra đã đúng thẩm quyền, đúng chủ thể, phù hợp với pháp luật. Nhưng bên cạnh các tiến bộ đã đạt được trong thời kỳ gần đây, thì vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý trong công tác tác ra quyết định hành chính, đó là còn một số quyết định ra trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, do các chủ thể này chưa nắm được pháp luật và sự yếu kém về trình độ. 
Tính hợp lý, trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều sự cố gắng để nâng cao tính hiệu quả của các quyết định hành chính,nhưng vẫn còn tồn tại ở một số nơi với những văn bản chưa có tính khả thi cao, hay là việc ra quyết định quá chậm chạp, gây khó khăn cho hoạt động quản lý  
VD: QĐ26/UB- TP Hà Nội 3/2003 quy định về thời gian hoạt động của các phương tiện vận tải. Kết quả thực hiện đã làm cho nhiều phương tiện giao thông không thể hoạt động theo các quy định. Chỉ sau 2 ngày thực hiện đã phải tạm đình chỉ và sửa đổi
Câu 19: Phân tích các bước của giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Có những khó khăn gì cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay? 
Quy trình ra quyết định hành chính theo mô hình hợp lý chia thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoan bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Tuân thủ quy trình ra quyết định hành chính là một yêu cầu có tính thủ tục. Giai đoạn ban hành quyết định và giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định là hai giai đoạn quan trọng trong quy trình ra quyết định. Cụ thể  
1.Giai đoạn ban hành quyết định  
Bước 1: Điều tra, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. Phân tích, đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định. Dự đoán, lập phương án và chọn phương án tốt nhất  
- Trước hết phải kiểm tra tính khách quan và tính chính xác của nguồn thông tin, tránh chủ quan, có định kiến sẵn đối với nguồn thông tin đã có từ trước, chỉnh lý và hệ thống hoá thông tin theo yêu cầu của vấn đề phải giải quyết  
Phân tích thông tin với kiến thức khoa học và nghiệp vụ, không dừng lại ở bề mặt, phải tìm hiểu kỹ bản chất của sự vật, mối quan hệ bên trong và xu thế phát triển của sự vật  
Việc xử lý thông tin không chỉ tìm ra những giải pháp để xử lý tình huống hiện tại mà còn dự đoán tương lai để có những điều chỉnh phù hợp 
Phải nghiên cứu xây dựng các phương án của quyết định, các phương án này đáp ứng được các yêu cầu của quyết định quản lý nhất là phải bảo đảm tính hiệu quả và để đạt được điều này phải đề cập tới các phương tiện đảm bảo cho việc áp dụng, thời gian và hiệu lực của quyết định.
Trong quá trình xây dựng phương án, cơ quan chủ quản phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để đưa ra dự thảo quyết định đúng đắn  
Bước 2: Soạn thảo quyết định  
Bước này cần đưa ra thảo luận để lấy ý kiến của một số cơ quan có liên quan, có những loại quyết định bắt buộc phải có sự tham gia bằng văn bản, nhưng có loại chỉ mang tính tham khảo. 
Trong công tác soạn thảo quyết định thì vai trò của nhân dân lao động phải được đề cao, phải trưng cầu dân ý đối với các quyết định quan trọng. 
Các quyết định mang tính chuyên môn phải được các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về linh vực này đóng góp ý kiến. 
Bước 3: Thông qua quyết định. Các quyết định phải được thông qua đúng thủ tục quy định, trong đó có các hình thức. 
Thông qua theo chế độ lãnh đạo tập theer và quy định đa số  
Chuẩn bị tổ chức, điều hành và kết thúc cuộc họp thảo luận dự thảo quyết định và thông qua quyết định là vấn đề cực kỳ quan trọng. 
Đề án phải được thẩm tra trước. Đề án không đảm bảo chất lượng, không được chuẩn bị đúng thủ tục, chưa đáp ứng được nội dung phải quyết định thì hoãn họp, yêu cầu chuẩn bị lại 
quyết định được thông qua theo thể thức và số phiếu theo quy định 
Thông qua theo chế độ thủ trưởng: trên cơ sở đã bàn bạc tìm hiểu thì người thủ trưởng sẽ tự mình quyết định và để có quyết định đúng đán thì người thủ trưởng phải có kiéen thức về lĩnh vực mình phụ trách và lắng nghe ý kiến đóng góp. 
Trong khi ra quyết định thủ trưởng cơ quan phải tránh mức phải một số sai lầm như: ra quyết định mà không nắm vững yêu cầu thực tế, quá tin vào người tham mưu, ra quyết định mang tính thoả hiệp và đặc biệt là ra quyết định không đúng thẩm quyền  
Bước 4: Ban hành quyết định : Khi ra quyết định phải lưu ý các nguyên tắc về thể thức, thủ tục, quy chế xây dựng và ban hành văn bản, người ký văn bản phải chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức của văn bản. 
2. Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định- có 3 bước: 
Bước 1: nhanh chóng triển khai quyết định đến đối tượng quản lý băng phương tiện nhanh nhất. 
- khi nhận được quyết định, các cơ quan cấp dưới phải triệt để thực hiện bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biệp pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện của mình. 
- Các quyết định hành chính phải được công khai và giải thích rõ ràng để đối tượng quản lý hiểu đựơc. 
Bước 2: Tổ chức lực lượn thực hiện quyết định: 
- Cần phân công cho tổ chức và cán bộ đảm bảo những phương thức cần thiết về vật chất, tài chính, nhân lực cho thực hiện quyết định. 
- Biện pháp thực hiện quyết định phải phù hợp với tình hình cụ thể. 
Bước 3 :Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định kịp thời. Thông tin phản hồi là mối liên hệ ngược của quản lý. Khi ban hành ra quyết định phải theo dõi tình hình của nó, nếu có gì chưa hợp lý còn điều chỉnh và điều chỉnh quyết định thật sự cần thiết. 
Những khó khăn cần quan tâm hiện nay:....
Câu 20: Hãy phân tích các bước của giai đoạn kiểm tra và tổng kết, đánh giá thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Liên hệ việc thực hiện giai đoạn này trong thực tiễn hiện nay? 
Giai đoạn kiểm tra và tổng kết trong quy trình ra quyết định ra mô hình hợp lý gồm những nội dung cơ bản sau: 
1.Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định gồm 2 bước  
Bước 1: Kiểm tra là khâu đảm bảo sự thành công và hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định đây là khâu không thể thiếu được vì nó nắm được tình hình và kết quả của việc thực hiện quyết định
Kiểm tra phải nắm tình hình và kết quả có hệ thống, xem xét nguyên nhân của các phát sinh  
Khi kiểm tra chúng ta tìm được những ưu điểm, đúc kết kinh nghiệm, bài học cho lần ra quyết định sau. 
Việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và phải kiểm tra thường xuyên liên tục bằng các phương pháp khoa học và có hiệu quả. 
Bước 2: Xử lý kiểm tra kết quả. Căn cứ vào kết quả kiểm tra cấp có thẩm quyền phải có biện pháp xử lý gồm: 
Đôn đốc việc thực hiện, bổ sung quyết định cần thiết  
Khen thưởng người tốt việc tốt  
Xử lý cơ quan, người phạm sai lầm, khuyết điểm  
Sơ kết công việc kiểm tra  
2.Giai đoạn tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định  
Sau khi quyết định được thực hiện thì chúng ta phải tổng kết đánh giá một cách trung thực cụ thể kết quả thực hiện quyết định quản lý và rút ra kinh nghiệm. 
Nghiên cứu xem xét một cách khách quan để xác định hiệu quả của việc ra quyết định, nó đã biến đổi khách thể quản lý như thế nào? Phương án và biện pháp thực hiện đúng hay sai, có thiếu sót không? Sau đó rút kinh nghiệm và bài học để cho quyết định mới  
Khi đnáh giá phải trung thực, khách quan, không ham thành tích. Khi cần thì kỷ luật nghiêm cán bộ, tổ hức báo cáo không đúng sự thật, nghiêm khắc với những hiện tượng vụ lợi, cơ hội. 
Liên hệ việc thực hiện giai đoạn này trong thực tiễn hiện nay
Câu 21: Kiểm soát đối với hành chính Nhà nước là gì? Sự cần thiết của kiểm soát đối với hành chính Nhà nước  
Kiểm soát là hoạt động đặc biệt, gắn liền với hoạt động quản lý, lãnh đạo nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống theo đúng những quy định hoặcnhững dự kiến ban đầu và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, sai sót, đồng thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh để tối thiểu hoá những sai phạm, sai sót 
Kiểm soát đối với hành chính Nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của Nhà nước và của xã hội nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý Nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức pháp lý được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán... dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội  
Sự cần thiết phải kiểm soát đối với hành chính Nhà nước 
Hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện chức năng chấp hành các quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước, do đó để đảm bảo hoạt động hành chính chấp hành một cách nghiêm chỉnh các quyết định này thì cần có sự kiểm soát của các cơ quan quyền lực Nhà nước đối với hành chính Nhà nước. 
Hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện chức năng điều hành xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, do đó để đảm bảo tính pháp chế, cần có sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với hành chính Nhà nước 
Nền hành chính Nhà nước là một bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, do đó để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và hành chính Nhà nước nói riêng, cần phải có sự kiểm soát của Đảng 
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nền hành chính Nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, do đó để đảm bảo trách nhiệm của hành chính đối với nhân dân cần phải có sự kiểm soát của nhân dân đố với hành chính Nhà nước
Hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt động tổng hợp, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, do đó để tránh có những sai sót trong hoạt động hành chính cần phải có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động hành chính Nhà nước 
Hệ thống hành chính Nhà nước là một hệ thống tổ chức cồng kềnh, mang tính hệ thống thứ bậc, do đó để đảm bảo tính trật tự của nền QL hành chính Nhà nước cần phải có sự kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới  
hành chính Nhà nước hoạt động bằng ngân sách Nhà nước và sử dụng một khối lượng lớn nguồn tài chính và nguồn lực khác, do đó để đảm bảo sử dụng các nguồn lực này có hiệu quả, cần có sự kinh doanh của cơ quan tài chính quốc gia (kiểm toán và kế toán)
Câu 22: Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào? 
Kiểm soát là hoạt động tất yếu để duy trì tính hiệu lực và hiệu quả của hành chính Nhà nước, có rất nhiều loại kiểm sáot và cơ quan kiểm sáot đối với hành chính Nhà nước trong đó quan trọng nhất là kiểm soát của Quốc hội và Hội động nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân ở địa phương. 
a.Hoạt động giám sát của quốc hội  
- Quyền giám sát của quốc hội là chức năng hiến định, nó xuất phát từ địa vị chính trị pháp lý của Quốc hội. quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, ngoài ra quyền kiểm soát của quốc hội còn xuất phát từ quyền ban hành và nghị quyết mà cơ quan hành chính Nhà nước phải chấp hành  
- Ngoài chức năng lập hiến và lập pháp thì Quocó hội còn có chức năng quan trọng nữa là: "thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội" như vậy bộ máy hành chính Nhà nước là một đối tượng kiểm soát chủ yếu của quốc hội 
- Phạm vi: giám sát của quốc hội là giám sát toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của quản lý hành chính Nhà nước như: giám sát việc thi hành hiến pháp, luật nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân, đình chỉ và bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật 
- Hình thức giám sát của quốc hội với cơ quan hành chính Nhà nước 
+ Thực hiện kiểm soát tại các kỳ họp thông qua việc nghe báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng 
+ Chất vấn và nghe trả lời chất vấn của Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ về các mặt mà quốc hội quan tâm. Các thành viên Chính phủ có trách nhiệm trả lời trực tiếp văn bản hoặc trước Uỷ ban thường vụ quốc hội 
+ quốc hội giám sát thông qua các Uỷ ban và Hội đồng của quốc hội thực hiện các hoạt động thẩm tả, điều tra và trình bày kết quả trước quốc hội 
+ Các đại biểu một mặt giúp quốc hội và các uỷ ban của quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ mặt khác còn trực tiếp giám sát hoạt động của cac cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý, có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước áp dụng các biện pháp và khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu quan tâm. 
+ Ngoài ra quốc hội còn giám sát qua các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu và các cử tri, để lắng nghe yêu cầu, kiến nghị của cử tri, hoặc tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân
+ Trong các trường hợp đặc biệt, quốc hội có thể thành lập các đoàn thanh tra, uỷ ban thanh tra để kiểm tra, xem xét những vụ việc đặc biệt. 
- Cách thức giám sát của quốc hội thể hiên trên các mặt 
+ Về tổ chức: quyết định thành lập hay bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thành lập mới, chia, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập, giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 
+ Về nội dung : bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ quốc hội ... khi trái với Hiến pháp và luật 
+ Về nhân sự: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh cao nhất của bộ máy hành chính nhà nước, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về bầu phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ  
Như vậy, quyền giám sát của quốc hội là hết sức rộng lớn, không bị giới hạn bởi đối tượng và phạm vi kiểm soát 
b.Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 
Với vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp sẽ thực hiện quyền giám sát đối với Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các đơn vị đóng trên địa phương mình  
- Hoạt động giám sát có thể thực hiện trên kỳ họp của Hội đồng nhân dân bằng việc nghe báo cáo thảo luận và đánh giá báo cáo của Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn hoặc bằng cách chất vấn tại kỳ họp đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân. 
Bằng các hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân bằng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tại khu vực bầu cử và một hoạt động giám sát quan trọng nữa là giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân 
- Phạm vi giám sát của Hội đồng nhân dân là toàn diện mọi vấn đề và lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức trên địa bàn của mình  
- Theo quy định của luật pháp, thì Hội đồng nhân dân có quyền bầu, bãi nhiệm các thành viên Uỷ ban nhân dân, đình chỉ, bãi bỏ quyết định chỉ thị sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp 
Như vậy, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có căn cứ, phạm vi, hình thức như Quốc hội, nhưng ở mức độ quyền lực thấp hơn và trên khu vực lãnh thổ nhất định
Câu 23: Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào? 
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động lệ thộc vào chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tha gia của các tổ chức xã hội. Vì vậy Đảng có quyền kiểm soát đối với hành chính nhà nước và công dân thì thực hiện quỳen này thông qua tổ chức xã hội  
a.Hoạt động giám sát của Đảng: ở nướ ta, Đảng là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên việc kiểm soát đối với Nhà nước và xã hội là một chức năng không hể tách rời quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy thông qua các cơ quan tổ hức của mình Đảng tổ chức kiểm tra hoạt động của Nhà nước, trong đó có kiểm tra hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước như viên chức, công chức, cán bộ trong bộ máy đó  
- Đảng kiểm tra bộ máy hành chính Nhà nước bằng cách nghe các Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước tương ứng báo cáo về mọi mặt hoạt động của đơn vị do mình lãnh đạo và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện pháp luật, đường lối, chính sách của Nhà nước, của những Đảng viên đó
- Cơ quan thực hiện kiểm tra đối với hoạt động Nhà nước là: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các Ban trung ương Đảng, Đại hội đại biểu các cấp và Đảng uỷ các cấp đó, tổ chức Đảng cơ sở, chi bộ và tổ Đảng  
- Khi tổ chức Đảng thựchiện kiểm tra đối với hành chính Nhà nước là nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của nền hành chính Nhà nước, chứ không điều hành thay các cơ quan nhà nước, không trực tiếp can thiệp, không bao biện làm thay, không ra mệnh lệnh cho các cơ quan này, không đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quyết định hành chính mà chỉ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ hay sửa đổi 
- Trong quá trình kiêm tra các tổ chức Đảng thông qua kết quả kiểm tra cho lãnh đạo cơ quan tổ chức biết để cùng thảo luận và timf biện pháp khắc phục sai lầm thiếu sót nếu có, nếu không chấp hành thì có thể áp dụng hình thức kỷ luật của Đảng, đồng thời trong quá trình kiểm tra thì tổ chức Đảng phải thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội  
- Kiểm tra là hoạt động quan trọng bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước góp phần tăng cường củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước bảo vệ quyền tự do, lợi ích của công dân. Vì vậy phải tăng cường công tác kiểm tra của Đảng. 
- Trong khi thực hiện quyền kiểm tra, các tổ chức Đảng cũng phải tuân theo Hiến pháp và luật, còn các cơ quan quản lý nhà nước những người lãnh đạo chính quyền cùng với tổ chức Đảng có nghĩa vụ và trách nhiệm tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho hoạt động kiểm tra 
b.Quyền giám sát của các tổ chức xã hội  
Các tổ chức xã hội thực hiện quyền giám sát thay cho công dân. Các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, công đoàn đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... đều được ghi nhận tại Hiến pháp và nó có quyền giam gia rộng rãi vào việc xây dựng bộ máy Nhà nước, xây dựng và bảo vệ pháp luật, quản lý Nhà nước, thông qua các hình thức tham gia này mà giám sát các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. 
- Khác với hoạt động kiểm soát của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội thực hiện quyền giám sát không gắn với quyền lực Nhà nước, không mang tính cưỡng chế, vì vậy nó chỉ áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục là chủ yếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể các tổ chức này được Nhà nước uỷ quyền giám sát mang tính pháp lý...thì sẽ được áp dụng một số biện pháp cưỡng chế như công đoàn giám sát thực hiện quyền lợi cho người lao động. 
- Mục đích của việc giám sát là mang tính phòng ngừa sớm, phát hiện vi phạm pháp luật, các tổ chức xã hội có thể yêu cầu với cơ quan Nhà nước ngăn chặn xử lý các vi phạm pháp luật và kỷ luật Nhà nước. 
- Các tổ chức xã hội thông qua các nguồn thông tin để thực hiện quyền giám sát và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, các tổ chức này có thể phối hợp hoặc độc lập với các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, của Đảng để giám sát. 
- Có 2 hình thức giám sát là nội bộ và bên ngoài. Giám sát nội bộ là giám sát việc thực hiện pháp luật, kỷ luật trong bản thân nội bộ tổ chức đó, hay trong phạm vi mà tổ chức đó hoạt động. Giám sát bên ngoài là giám sát các đối tượng và chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật, chủ trương, đường lối của của Đảng và Nhà nước. 
- Do tính đa dạng và phong phú của các tổ chức xã hội, mỗi loại tổ chức có đặc thù riêng về phương pháp, hình thức giám sát và hoạt động của các tổ chức xã hội tuy không mang tính quyền lực nhưng có tác dụng giáo dục phòng ngừa góp phần ngăn chặn có hiệu quả vi phạm pháp luật, kỷ luật Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Trong môi trường xã hội dân chủ như hiện nay, giám sát của các tổ chức xã hội là hết sức quan trọng vì vậy cần phát huy vai trò và tính tích cực của việc giám sát này, đặc biệt là hình thức thanh tra nhân dân.
Câu 24: Toà án nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào ?  
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước ta và thông qua các phiên xét xử toà thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động hành chính Nhà nước 
Giám sát của Toà án đối với hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt động tài phán hành chính Nhà nước nhằm kiểm tra tính hợp pháp trong các quyết định và hành vi của các cơ quan hành chính, cán bộ công chức. Ngoài ra chức năng giám sát đối với hành chính của Toà án còn được gián tiếp thông qua hoạt động tài phán tư pháp. 
- Giám sát thông qua tài phán hành chính: Với quan điểm xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta, thì hoạt động kiểm soát đối với hành chính Nhà nước ngày một tăng cường bằng việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính - một bộ phận của Toà án nhân dân các cấp. Việc xét xử các vụ án hành chính là hoạt động rất đặc thù thông qua đó Toà án trực tiếp phán xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính cá biệt cụ thể và những hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của các viên chức hành chính. 
+ Toà án có thể xét xử đối với những quyết định hành chính và Hoạ viện hành chính bị khiếu kiện như các quy định xử phạt hành chính, tước bỏ có thời hạn hoặc vô thời hạn quyền sử dụng giấy phép, buộc tháo dỡ công trình ... hay các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ, các hành vi trong việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý đất đai, sản xuất kinh doanh. 
+ Khi xét xử các vụ án hành chính, toà án có quyền yêu cầu bãi bỏ những Quyết định hành chính của cơ quan hành chính, đình chỉ các Học viện hành chính nói trên, buộc phục hồi thiệt hại do việc thực hiện các quyết định hành chính và Học viện hành chính trái pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước và công chức hành chính gây nên. 
Như vậy, Toà án nhân dân các cấp có chức năng xét xử hành chính, trực tiếp kiểm tra, giám sát các quyết định hành chính, Học viện hành chính của cơ quan hành chính nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước.®  
- Giám sát thông qua tài phán tư pháp:  
+ Trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các tội phạm chức vụ, nếu phát hiện thấy có vi phạm pháp luật hoặc nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong cơ quan hành chính Nhà nước, Toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và hậu quả.  
+ Thông qua xét xử các vụ kiện dân sự, lao động , lập danh sách cử tri, toàn án kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định hành chính có nghĩa là Toà án đã giải quyết những khiếu kiện hành chính của công dân đối với cơ quan hành chính theo luật định. Đây là đặc điểm ở giai đoạn chưa có toà án hành chính để xét xử các khiếu kiện hành chính của dân.  
+ Ngoài ra khi xét xử vụ án dân sự, toà án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà toà án có nhiệm vụ giải quyết, quyền hạn này của toà án là phương tiện pháp lý quan trọng để toà án phục hồi lại quyền đương sự bị cơ quan, tổ chức xâm phạm nhằm đảm bảo pháp chế.
Như vậy, giám sát của Toà án đối với hoạt động hành chính thông qua tài phán tư pháp chủ yếu là yêu cầu cơ quan hành chính khắc phục sự vi phạm, trừ những trường hợp quyết định. Quyết định của Toà án mặc nhiên bãi bỏ đình chỉ quyết định hành chính, đó là những phương thức thông qua tài phán tư pháp để toà án thực hiện quyền giám sát đối với hành chính Nhà nước.®  
Câu 25. Bộ máy hành chính nhà nước kiểm soát hoạt động của mình như thế nào?  
Bộ máy hành chính Nhà nước kiểm soát hoạt động của mình thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra của BM hành chính Nhà nước. Trước hết là hoạt động:  
1.Kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung.  
- Hoạt động kiểm soát của các cơ quan thẩm quyền chung ở đây là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp, nó được đặc trưng bởi tính trực thuộc của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, do đó có mang tính quyền lực phục tùng.  
- Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có thể kiểm tra bất kỳ một hoạt động nào của đối tượng bị quản lý, có thể thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện những vi phạm.  
- Hoạt động kiểm tra của cơ quan thẩm quyền chung được tiến hành dưới nhiều hình thức: nghe báo cáo, đánh giábáo cáo của đối tượng kiểm tra, tự tổ chức các đoàn kiểm tra tổng hợp hoặc từng vấn đề, hoặc thông qua thanh tra Nhà nước, thanh tra các bộ, sở.  
- Do tính trực thuộc của đối tượng bị kiểm tra vào chủ thể kiểm tra, do vậy hoạt động kiểm tra của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có tính quyền lực cao, nó có quyền ra quyết định hành chính bắt buộc đối tượng kiểm tra phải thi hành, có quyền định chỉ,bãi bỏ các quyết định trái pháp luật hoặc sai trái của đối tượng bị kiểm tra, khi cần có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật.  
2. Kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ đối với các cơ quan Nhà nước:  
+ Kiểm tra chức nănglà hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối, chính sách và các quy tắc quản lý về ngành hay lĩnh vực mình quản lý thống nhất trong cả nước.  
Trong khi tiến hành kiểm tra, theo chức năng và quyền hạn, cơ quan kiểm tra chức năng có quyền áp dụng mọi biện pháp có thẩm quyền của mình. 
+ Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ chức năng của mọi cơ quan quản lý Nhà nước, đây là hoạt động kiểm tra trong nội bộ ngành, một cơ quan, tổ chức cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiến hành, hoặc lập ra, khi tiến hành kiểm tra, người thủ trưởng có thể áp dụng mọi biện pháp thuộc thẩm quyền của mình.  
3.Thanh tra đối với hành chính Nhà nước: Trong hệ thống thanh tra bao gồm thứ nhất là thanh tra Nhà nước của Chính phủ , thanh tra sở thực thuộc Giám đốc Sở, trong hệ thống này cũng có 2 loại thanh tra chức năng và thanh tra nội bộ cơ quan.  
- Thanh tra Nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện quyền kiểm soát với hành chính như thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, tổ chức cá nhân.  
+ Xem xét kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong phạm vi hoạt động của mình thì chỉ đạo tổ chức thanh tra đối với cơ quan và tổ chức hữu quan.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền những vấn đề quản lý Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước.  
- Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn - trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra có quyền: yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, trưng cầu giám định, yêu cầu các đối tượng bị thanh tra trả lời chất vấn, quyết định niêm phong, kê biên tài sản, đình chỉ, tạm đình chỉ công tác...  
- Hoạt động thanh tra là hoạt động chuyên trách đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước, nên nó phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, chính xác, khách quancông khai, kịp thời, để đạt được hiệu quả của công tác thanh tra thì hiện nay cần hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra, kiểm tra để tạo ra cơ chế hợp lý, khoa học để sao cho mọi hành vi, quyết định hành chính của mọi cơ quan hành chính đều bị kiểm soát, và xử lý nhanh chóng các hành vi vi phạm pháp luật.  
4. Kiểm toán Nhà nước: Là một hình thức kiểm tra đối với hoạt động hành chính về mặt tài chính. Kiểm toán là một cơ quan Nhà nước đặc thù , được thành lập để giúp TTg thực hiện chức năng kiểm tra những cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.  
- Hoạt động kiểm toán Nhà nước bao gồm kiểm toán Nhà nước, độc lập, nội bộ. Trong đó kiểm toán Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đó là hoạt động của quyền lực hành chính Nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan kiểm toán Nhà nước với những quyền hạn và nghĩa vụ do pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng kiểm toán như một công vụ nhằm tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước.  
- Kiểm toán Nhà nước không kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của cơ quan hành chính mà chỉ kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước.  
- Thực hiện hoạt động kiểm toán, không mang tính quyền lực hành chính như một số cơ quan khác, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán chỉ tuân theo pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định và các cơ quan kiểm toán có quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp mọi thôngtin, tài liệu cần thiết. Thông qua hoạt động của mình kiểm toán Nhà nước phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức xã hội trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước để làm cơ sở để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật.  
Câu 26. Vai trò của công dân trong việc thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước được thể hiện như thế nào? Hãy đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài hiện nay.  
Trong tất cả các hình thức kiểm soát đối với hoạt động của hành chính Nhà nước thì kiểm soát của công dân đối với hành chính Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và đây là hình thức kiểm soát mang tính dân chủ.  
- Công dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hành chính Nhà nước thông qua các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ... thôgn qua các tổ chức xã hội này thì công dân có thể tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Bộ máy nhà nước, xây dựng và bảo vệ pháp luật, tham gia quản lý xã hội.  
- Hoạt động giám sát của công dân không mang tính quyền lực Nhà nước mà nó chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính giáo dục,thuyết phục là chủ yếu, vì vậy đây là giám sát xã hội, nó là biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước, các viên chức hành chính để các tổ chức xã hội kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng có biện pháp loại trừ những nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và kỷ luật Nhà nước, ngăn chặn xử lý các vi phạm. Như vậy với vai trò này của mình, công dân có thể cùng các hệ thống giám sá khác cùng kiểm tra hoạt động của hành chính Nhà nước giúp cho các hoạt động này càng có hiệu lực và hiệu quả.
- Do sự đa dạng và phong phú của các tổ chức xã hội, mỗi loại tổ chức này lại có những đặc thù riêng, sự tham gia sâu rộng của nhân dân vào các tổ chức của nhân dân vào các tổ chức này trên sự giám sát của nhân dân là rất đa dạng và ở khắp mọi nơi, ở ngay trong bản thân nội bộ tổ chức xã hội đó hay trong phạm vi cơ quan đơn vị mà tổ chức ch đó hoạt động hay nó còn có vai trò giám sát từ bên ngoài đó là giám sát các các đối tượng và chủ thể quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, do tính đa dạng và phong phú như vậy nên công dân có thể giám sát các chính sách cơ quan Nhà nước ở mọi lĩnh vực, mọi nơi, tạo những hiệu quả cao nhằm hạn chế được các vi phạm pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và dân chủ. Với vai trò lớn như vậy,chúng ta cần phải mở rộng và phát huy tích cực vai trò giám sát của nhân dân.  
Ngoài ra công dân cũng cóthể tự mình thực hiện quyền giám sát thông qua các quyền kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của mình đối với nền hành chính Nhà nước, khi các cơ quan này vi phạm pháp luật, các quyền này của công dân có vai trò hết sức to lớn, nó không chỉ là phương tiện đảm bảo tính pháp lý hữu hiệu các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của côngdân và tổ chức khi bị xâm hại.  
Các quyền này của công dân là các quyền chủ thể cơ bản, được quy định trong Hiến pháp, được đảm bảo bởi các phương tiện pháp lý và tổ chức khác nhau.  
Trong tình hình hiện nay, giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo là công việc quan trọng và cấp thiết. Thực hiện tốt công tác này là củng cố lòng tin của công dân đối với Đảng, Nhà nước và kích thích tính cực chính trị của họ, nhằm phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật để củng cố pháp chế và kỷ luật Nhà nước, để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện tốt thì cần nâng cao ý thức pháp luật và trình độ pháp luật của công dân, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có như vậy mới thực sự tăng cường pháp chế và kỷ luật Nhà nước, nâng cao tính tích cực của công dân trong vai trò giám sát việc tuân theo pháp luật của bộ máy hành chính.
Câu hỏi 25 

Câu 1:Làm rõ những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ rằng "quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt" 

Câu 2: Phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản. Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa hành chính công và hành chính tư (có ví dục minh hoạ).  

Câu 4: Những đặc trưng cơ bản của Hành chính công. Liên hệ thực tiễn hoạt động Hành chính công ở Việt Nam để làm rõ những đặc trưng trên.  

Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của hành chính công được thể hiện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam như thế nào?  

Câu 6: Hành chính công có mối tương quan với các ngành khoa học như thế nào? (Làm rõ tính khoa học liên ngành của hành chính công).


Câu 7: So sánh mô hình hành chính công truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công. 

Câu 8: Phân biệt các khái niệm về thể chế tư, thể chế Nhà nước, thể chế hành chính Nhà nước.  

Câu 9: Vai trò của Thể chế hành chính Nhà nước có trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để thực hiện đúng đượcvai trò đó, có những vấn đề chính gì cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế hành chính Nhà nước ở nước ta hiện nay?  

Câu 10. Khi xây dựng thể chế HCNN cần phải tính đến những yếutố cơ bản nào? cho các ví dụ minh hoạ.  

Câu 11.Trình bày nội dung thể chế HCNN về kinh tế và về tài chính - tiền tệ.  

Câu 12. Quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, y tế được dựa trên những cơ sở pháp lý nào?  

Câu 13. Chức năng hànhchính Nhà nước là gì? Phân loại chức năng HCNN. 

Câu 14: Phân tích các phương pháp thực hiện thẩm quyền hành chính Nhà nước. Liên hệ với thực tiễn quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay. 

Câu 15: Phân tích các chức năng để vận hành cơ quan hành chính Nhà nước có hiệu quả. Liên hệ với thực tế hoạt động ở một cơ quan. 

Câu 16: Anh (chị) hiểu thế nào về quản lý HCNN? 

Câu 17: Phân loại quyết định HCNN có ý nghĩa như thế nào trong công tác quản lý điều hành của CQHCNN? Hãy trình bày cách phân loại 

Câu 18: Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả khi ban hành quyết định QLHCNN cần đáp ứng các yêu cầu gì? Liên hệ thực tiễn để làm rõ vấn đê trên 

Câu 19: Phân tích các bước của giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Có những khó khăn gì cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay? 

Câu 20: Hãy phân tích các bước của giai đoạn kiểm tra và tổng kết, đánh giá thực hiện quyết định trong quy trình ra quyết định theo mô hình hợp lý. Liên hệ việc thực hiện giai đoạn này trong thực tiễn hiện nay? 

Câu 21: Kiểm soát đối với hành chính Nhà nước là gì? Sự cần thiết của kiểm soát đối với hành chính Nhà nước  

Câu 22: Quốc hội và HĐND thực hiện quyền kiểm soát đối với HCNN như thế nào? 

Câu 23: Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào? 

Câu 24: Toà án nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước như thế nào ?  

Câu 25. Bộ máy HCNN kiểm soát hoạt động của mình như thế nào?  

Câu 26. Vai trò của công dân trong việc thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính Nhà nước được thể hiện như thế nào? Hãy đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng khiếu kiện kéo dài hiện nay.